Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Vô minh

tức là mê mờ, không sáng suốt, chấp đắm vật chất, nuôi lớn ngã mạn, tạo nhiều điều ác độc, làm mọi việc mà không biết mình làm thiện hay ác và con người đau khổ. Vô minh là trạng thái hôn trầm, thuỳ miên, vô ký khiến cho thân lười biếng, muốn đi nằm, đi ngủ, nói chung là trạng thái tham ăn tham ngủ, không tinh tấn siêng năng tu tập.

Khi tâm còn phiền não sân hận là còn Vô Minh, còn Dự Tính làm việc này việc khác là còn Chấp Thủ nên còn Vô Minh, không những trong đời này mà còn nhiều đời trước nữa. Hoạt động không sáng suốt là tạo ra nhiều khổ đau.

Vô minh là không thấu rõ các pháp thế gian, lầm chấp chúng là thật có nên hành động chạy theo tâm ham muốn, sanh ra các ác pháp, tạo biết bao nhiêu nghiệp khổ đau, do thế kinh dạy: “Vô minh sanh hành”.

Phần đông trong xã hội loài người, đều là những người vô minh. Đức Phật xác định Vô minh nghĩa là sự hiểu biết thông minh theo tâm ái dục, tưởng ái dục, nên sự hiểu biết ấy bị hạn cuộc trong không gian và thời gian.

Vô minh ở đây là sự hiểu biết thông minh theo tâm ái dục, tưởng ái dục, nên sự hiểu biết ấy bị hạn cuộc trong không gian và thời gian. “Bị vô minh ngăn che” tức là bị sự hiểu biết ái dục, tưởng dục ngăn che làm cho mọi người không thấy, không hiểu rõ mọi sự việc như thật.

Do không thấy, không hiểu biết mọi sự vật như thật nên sinh ra tham ái dính mắc, chấp chặt không dám buông bỏ. Vô minh không phải là không biết mà biết sai sự thật, biết không chánh kiến, tức là vô tình làm ác nên phải chịu lấy muôn ngàn sự khổ đau trong kiếp hiện tại.

Người không biết nhân quả không sợ nhân quả mà cứ làm ác thì cũng chịu đủ mọi sự khổ đau trong hiện kiếp. Vô minh là sự hiểu biết theo tâm ham muốn của mình (ái dục), là sự hiểu biết đối với các pháp không đúng như thật; hiểu biết một cách lệch lạc thiếu khoa học; hiểu biết theo chủ quan, thiếu thực tế và cụ thể; hiểu biết trong các pháp đối đãi, hiểu biết trong hạn hẹp và hiểu biết bằng tưởng tượng, v.

… cái hiểu biết bằng trí hữu hạn của con người từ thế giới hữu hình đến thế giới siêu hình, hiểu biết mọi vật là thật có, cái thế giới siêu hình cũng cho là có thật. Vì cho là thật, nên luôn luôn bị dính mắc chấp đắm, do sự dính mắc chấp đắm các pháp mà con người tạo biết bao nhiêu điều đau khổ cho nhau, biến cuộc sống con người trên hành tinh này thành địa ngục.

Trí tuệ vô minh là sự hiểu biết không thấu suốt các pháp thế gian. Trí tuệ vô minh do học hỏi nên chấp ngã và dính mắc các pháp khó buông bỏ. Có Vô Minh là vì có “lòng ham muốn”, do ham muốn mà Vô Minh có, nên đức Phật dạy “ly dục ly ác pháp” thì Vô Minh sạch, Vô Minh sạch thì gọi là Minh.

Vô minh có nghĩa là hiểu biết rất rõ ràng, thông minh, có trí tuệ, không ngu dốt, v.v... nhưng nó thường đối mặt với minh, nên nó có một nghĩa khác hơn minh. Phần đông trong xã hội loài người, đều là những người vô minh.

Những người vô minh không riêng giới bình dân ít học, tay lấm chân bùn, cùng đinh khốn khổ, sống không đủ cơm ăn áo mặc, mà cho đến những giới trí thức có đầy đủ học thức, như những nhà Bác học, những ông Giáo sư, các Bác sĩ, Thạc sĩ, Tiến sĩ và những nhà khoa học danh tiếng, v.

... tuy họ có trình độ học thức về đời cao như vậy, nhưng đối với Phật giáo họ vẫn là những người vô minh. Ngày xưa cho đến ngày nay, Tổ tiên, ông bà, cha mẹ, Thầy Tổ (các thầy Đại Thừa) và tất cả mọi người chung quanh ta đều dạy cho chúng ta sự hiểu biết thường tục, gọi là kiến thức; nhưng kiến thức ấy luôn luôn mang đầy ắp những ái dục tri, ái dục tưởng tri.

Muốn chấm dứt tái sanh luân hồi thì phải diệt trừ vô minh. Do vô minh mà có tham ái; do tham ái mà thích cái này cái kia; do ưa thích cái này cái kia mà phải chịu tái sanh luân hồi, khổ đau muôn kiếp. Như vậy, vô minh là vấn đề quan trọng hàng đầu trong sự tu tập thiền định của Phật giáo, là đề tài tối hậu cần phải tiêu diệt, cần phải từ bỏ, cần phải xa lìa, v.

... Con đường tu tập theo Phật giáo ý thức là vũ khí hàng đầu trong việc đánh giặc sanh tử. Dùng ý thức tu tập đúng cách chúng ta mới ly dục ly ác pháp; nhờ ly dục ly ác pháp mà tâm mới nhập định; nhờ định mà ta có Tam Minh; nhờ Tam Minh mà vô minh mới diệt trừ tận gốc hay nói cách khác nhờ Tam Minh mà tham ái được diệt trừ tận gốc, tức chấm dứt tái sanh luân hồi.

Người vô minh không riêng giới bình dân ít học, tay lấm chân bùn, cùng đinh khốn khổ, sống không đủ cơm ăn áo mặc, mà cho đến những giới trí thức có đầy đủ học thức, như những nhà Bác học, những ông Giáo sư, các Bác sĩ, Thạc sĩ, Tiến sĩ và những nhà khoa học danh tiếng, v.

… họ có trình độ học thức về đời cao như vậy, nhưng đối với Phật giáo họ vẫn là những người vô minh. Muốn vén sạch màn vô minh thì chúng ta phải có minh, tức là trí tuệ Tam Minh. Muốn có trí tuệ Tam Minh thì chúng ta phải tu tập bằng những con đường Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Chánh niệm tức là Tứ Niệm Xứ thuộc Định Vô Lậu. Vậy muốn tu tập Định Vô Lậu thì phải dùng ý thức, dùng pháp tác ý và pháp như lý tác ý. Vô minh là Thượng Phần Kiết Sử. Muốn đoạn diệt Thượng Phần Kiết Sử này để tìm cầu sự giải thoát thì duy nhất chỉ tu pháp môn Tứ Niệm Xứ.

Gợi ý